Phân biệt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới và độc lập

Để tận dụng những lợi thế và tiềm năng của nguồn năng lượng mặt trời. Dưới những bước phát triển hiện đại của công nghệ tiên tiến. Việc nghiên cứu và đầu tư hệ thống điện mặt trời ngày càng được chú trọng phát triển. Tuy vậy, hầu hết người dùng vẫn chưa biết rõ về cách phân biệt 2 loại hệ thống điên năng lượng mặt trời hòa lưới và độc lập. Cấu tạo bao gồm những thành phần nào?

Thực tế, có nhiều loại hệ thống điện mặt trời khác nhau. Đây là những giải pháp giúp người dùng có thể dễ dàng chọn được hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hình thức cấu tạo cơ bản các thiệt bị cần thiết của những hệ thống này tương đối giống nhau.

Phân biệt 2 loại hệ thống hòa lưới và độc lập

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là gì? Ưu và nhược điểm

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập chỉ dùng điện mặt trời đã sạc và sử dụng từ acquy. Bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển sạc acquy, acquy dự trữ, inverter (máy biến tần)

  • Ưu điểm: hệ thống có thể hoạt động được ở bất kì đâu. Không phụ thuộc vào điện lưới kể cả việc cúp điện.
  • Nhược điểm: tuổi thọ của acquy không cao (khoảng vài năm phải thay acquy). Chi phí thay bình acquy không nhỏ.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới là gì? Ưu và nhược điểm

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới được thiết kế để hòa chung vào lưới điện quốc gia. Sử dụng Inverter hòa lưới. Có 2 dạng hệ thống điện năng lượng mặt trời là hệ thống hòa lưới có dự trữ và hệ thống hòa lưới không dự trữ.

Khi lượng điện sản xuất từ các tấm pin năng lượng mặt trời không đủ cho tải sử dụng. Hệ thống sẽ dùng điện lưới để bù vào. Khi điện sản xuất lớn hơn nhu cầu sử dụng, hệ thống sẽ phát điện vào lưới điện quốc gia. Làm quay ngược công tơ hai chiều và phía điện lực sẽ mua lại lượng điện đó.

  • Ưu điểm: chi phí đầu tư ban đầu thấp. Nếu kết hợp với gắn công tơ hai chiều để bán điện lại thì rất kinh tế về lâu dài. vừa sử dụng điện vừa kinh doanh điện. Không tốn nhiều chi phí đầu tư pin dự trữ.
  • Nhược điểm: bắt buộc phải có điện lưới mới hoạt động được.

Tuy nhiên, xét theo nhu cầu thực tế, hệ thống độc lập và hòa lưới có dự trữ đều sử dụng acquy. Mà ắc acquy cần phải được thay mới chỉ sau vài năm sử dụng nên khiến số chi phí đầu tư tăng cao. Mang ít lợi nhuận kinh tế hơn so với hệ thống hòa lưới thông thường.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới và độc lập khác nhau thế nào?

Hệ thống điện mặt trời năng lượng mặt trời hòa lưới và độc lập về cơ bản đều có cấu trúc hệ thống và những thiết bị cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có thêm thiết bị và cơ cấu lắp đặt đặc thù riêng của mình.

  • Hệ thống điện độc lập: hệ thống chỉ bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển sạc acquy, acquy dự trữ, inverter. Kèm các thiết bị như khung sườn để lắp đặt áp mái (hoặc có khi là lắp đặt trên mặt đất).
  • Hệ thống hòa lưới cần được lắp đặt nối với lưới điện quốc gia. Đồng thời có thêm đồng hồ 2 chiều để có thể dễ dàng đo đếm điện năng sử dụng và hòa lưới.
  • Còn đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Đây là giải pháp điện mặt trời tích hợp. Nên chúng cần có tất cả các thiết bị, cơ cấu lắp đặt nối lưới của cả 2 hệ thống trên.

Cấu tạo cơ bản giống nhau của hệ thống hòa lưới và độc lập

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của điện mặt trời chúng ta phải biết được cấu tạo của nó. Mỗi bộ phận đóng một vai trò khác nhau và không thể thay thế. Tất cả tạo thành một hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả nhất. Vậy cầu tạo của điện mặt trời bao gồm các bộ phận sau.

  • Hệ thống pin năng lượng mặt trời (pin quang điện): các tấm pin mặt trời có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Sau đó cung cấp nguồn điện cho cả hệ thống hoạt động.
  • Sạc năng lượng mặt trời: hệ thống sạc NLMT có nhiệm vụ đảm bảo sạc năng lượng từ pin mặt trời sang hệ thống ắc quy. Sao cho các bình ắc quy không bị sạc quá tải cũng như không bị xả quá sâu. Giúp cho ắc quy cũng như hệ thống hoạt động tốt hơn và nâng cao tuổi thọ.
  • Inverter chuyển đổi nguôn điện: thiết bị inverter có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện một chiều của pin mặt trời sang điện xoay chiều sin chuẩn 220V.
  • Hệ thông ắc quy lưu trữ: các bình ắc quy sử dụng để lưu trữ nguồn điện. Sau đó cung cấp cho các tải tiêu thụ khi điện lưới bị mất hoặc hệ thống điện mặt trời không sản xuất ra điện.

Các tấm pin điện năng lượng mặt trời nên lắp đặt ở đâu

Hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà. Vách tường hoặc những nơi thuận lợi để tiếp thu nhiều ánh nắng mặt trời nhất. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào pin mặt trời sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện. Tùy thuộc vào giải pháp lắp đặt hệ thống, mà chúng có nguyên lí làm việc chính xác nhất. Có nhiều cách chọn hướng lắp tấm pin tối ưu nhất

Điện mặt trời là nguồn điện được chuyển hóa từ ánh nắng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng. Dựa trên hiệu ứng quang điện của các chất bán dẫn bên trong tấm pin mặt trời. Để khai thác được nguồn năng lượng mặt trời chúng ta kết nối nhiều thiết bị lại tạo thành một hệ thống điện mặt trời. Từ đó biến đổi quang năng của mặt trời thành điện năng. Cung cấp cho quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người. Với hệ thống này, chúng ta vừa có thể tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường. Đồng thời, còn mang lại nguồn tài chính khi hòa lưới điện, cùng với rất nhiều lợi ích khác đi kèm.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà vui lòng truy cập website vioa.com.vn. Liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay