Lựa chọn loại biến tần phù hợp cho hệ thống điện mặt trời của bạn
Biến tần là một phần không thể thiếu trong bát kỳ hệ thống điện mặt trời áp mái nào. Nhưng đâu mới là loại biến tần phù hợp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của gia đình bạn?
Hãy cùng so sánh qua 3 loại biến tần hiện đang được lưu hành trên thị trường nhé.
Tổng quan về biến tần Inverter sử dụng trong hệ thống điện mặt trời
Dựa trên cơ chế hoạt động của một hệ thống điện mặt trời, các tấm pin quang điện sẽ trực tiếp hấp thu năng lượng mặt trời và chuyển đổi thành dòng điện một chiều DC. Lúc này, bộ chuyển đổi Inverter sẽ có vai trò chuyển đổi dòng điện này thành dòng điện xoay chiều AC có cùng tần số và cùng pha với điện lưới quốc gia, cung cấp cho các thiết bị điện.
Ngoài ra, Inverter còn có các chức năng hỗ trợ khác như:
- Đẩy điện dư lên lưới điện trường hợp lượng điện năng tạo ra cao hơn so với nhu cầu sử dụng.
- Thông báo khi có sự cố xảy ra trong hệ thống.
- Báo cáo tình trạng hoạt động của hệ thống thông qua bộ giám sát năng lượng.
Inverter được chia làm 3 loại bao gồm:
Biến tần chuỗi (String inverter)
Biến tần chuỗi kết hợp bộ tối ưu hóa sức mạnh (Power Optimizer)
Biến tần vi mô (Micro inverter)
Biến tần chuỗi (String inverter) – Sự lựa chọn phổ biến cho hệ thống điện mặt trời
Là một biến tần trung tâm đóng vai trò là đầu vào của nguồn năng lượng điện được tạo ra bởi chuỗi tấm pin năng lượng, từ đó chạy đến vị trí riêng lẻ khác. Pin năng lượng mặt trời được liên kết với nhau thành chuỗi và điểm cuối là kết nối vào biến tần.
Một String inverter có thể có nhiều đầu vào.
Đây là loại biến tần có chi phí đầu tư hợp lý nhất cho hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình. Nếu có thể đáp ứng một vài điều kiện nhất định, biến tần có thể hoạt động tối ưu và mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, loại biến tần này cũng một hạn chế. Nếu trong chuỗi tấm pin quang điện có 1 tấm pin hiệu năng bị giảm sút, làm giảm khả năng tạo ra điện. Thì sẽ kéo theo tất các tấm pin khác trong chuỗi cũng bị giảm hiệu suất. Từ đó giảm tổng lượng điện năng tạo ra được của cả hệ thống điện mặt trời áp mái.
Biến tần chuỗi kết hợp bộ tối ưu hóa sức mạnh (Power Optimizer)
Với loại biến tần này, bộ tối ưu hóa sẽ được gắn với các tấm pin điện mặt trời. Nó cho phép tự kiểm soát từng đầu ra của tấm pin đó một cách độc lập với những tấm pin khác trong chuỗi. Bộ tối ưu cho phép bạn linh hoạt hơn với thiết kế hệ thống điện mặt trời.
Không chỉ dễ dàng lắp đặt các tấm pin trên những không gian đón nhận ánh sáng tốt nhất; nó còn giúp đảm bảo những tấm pin luôn sản xuất nhiều điện năng nhất nếu bố trí hợp lý.
Không những thế, biến tần chuỗi kết hợp bộ tối ưu hóa còn giúp dễ dàng giám sát từng tấm pin một cách độc lập. Giúp phát hiện được những vấn đề và nhược điểm của tấm pin.
Tuy nhiên, chi phí của loại biến tần này sẽ cao hơn biến tần chuỗi thông thường. Và Nếu xây dựng bộ biến tần chuỗi ở vị trí không thuận lợi, bị che khuất; thì hệ thống điện mặt trời của bạn sẽ không thể sản xuất điện năng đúng với định mức của nó.
Biến tần vi mô (Micro inverter)
Đây là loại biến tần kết hợp với một tấm pin năng lượng mặt trời duy nhất để quản lý. Đồng thời đảm nhiệm việc chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC cho tấm pin riêng đó. Tức là mỗi tấm pin sẽ được nối với biến tần micro inverter của chính nó.
Với biến tần này, nếu 1 tấm pin bị giảm hiệu suất sẽ không ảnh hưởng các tấm pin khác. Khi chưa có nhiều chi phí, bạn có thể linh hoạt đầu tư một hệ thống nhỏ. Sau đó nếu muốn mở rộng, nâng cấp quy mô lớn hơn vẫn cực kỳ thuận tiện.
Hạn chế lớn nhất của loại biến tần micro inverter này chính là chi phí. Nó đắt nhất trong 3 loại Inverter được so sánh.
Trên đây là các thông tin cơ bản, cũng như ưu – nhược điểm của từng loại Inverter. Tùy theo tình hình tài chính cũng như quy mô hệ thống điện mặt trời muốn lắp đặt; bạn có thể lựa chọn loại biến tần phù hợp nhé.
Và nếu đang có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình chất lượng, bạn vui lòng truy cập website vioa.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.