3 cách giảm chi phí cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình
Hiện nay, có nhiều phương án được đề xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện mặt trời. Trong đó, giảm chi phí cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình là vấn đề rất được quan tâm.
Thông qua bài viết dưới đây, Vĩnh Thái chia sẻ đến bạn 3 cách hiệu quả để giảm chi phí cho hệ thống điện mặt trời hộ gia đình.
Dự toán hiệu suất trong điều kiện thực tế (PTC) để giảm chi phí bộ chuyển đổi Inverter
Thực tế, công suất của được ghi nhận trên các tấm pin quang điện là công suất trong điều kiện tiêu chuẩn. Cụ thể, điều kiện đo lường như sau:
- Bức xạ mặt trời là 1000 W/m2
- Áp suất khí quyển 1.5 AM
- Nhiệt độ môi trường là 25 độ C
Công suất trong điều kiện thực tế được ghi nhận thường thấp hơn với điều kiện chuẩn. Vì thế, khi bắt tay vào lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình, cần điều chỉnh giảm số lượng hoặc công suất của Inverter theo tỷ lệ phù hợp. Sao cho tối ưu tổng chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn Inverter sao cho hợp lý nhất. Nếu giảm công suất Inverter không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn hệ thống điện mặt trời hộ gia đình. Ví dụ, nếu công suất Inverter thấp hơn công suất thực tế của tấm pin quang điện; Inverter sẽ bị quá tải, gây thất thoát sản lượng điện một cách đáng tiếc.
Đấu nối hệ thống pin điện mặt trời hộ gia đình bằng phương pháp Leap-frog
Phương pháp nối cáp điện “nhảy cóc” Leap-frog là một giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả không thể không nhắc đến. Cách lắp đặt này sẽ giúp giảm một lượng lớn thiết bị cáp điện ngoại vi. Thay vì lắp đặt theo cách truyền thống, hai tấm pin kề nhau sẽ được nối dây liền mạch. Từ đó, mỗi dãy pin cần thêm một đoạn cáp điện để nối tấm cuối quay lại tấm đầu. Thay vào đó, với phương pháp nối cáp điện Leap-frog, số lượng dây cáp đắt tiền kia hầu như không cần. Cách lắp đặt này còn giúp hệ thống trở nên gọn gàng hơn.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được với những tấm pin có dây cáp đủ dài; đáp ứng được yêu cầu có thể nối đến tấm pin sau tấm pin liền kề.
Sử dụng tấm pin quang điện có công nghệ chia đôi tấm pin
Công nghệ chia đôi tấm pin đã bắt đầu được sử dụng nhiều hơn bởi lợi ích mà nó mang lại. Công nghệ này giúp chia đôi tấm pin quang điện thành 2 phần độc lập. Nếu ở các tấm pin điện truyền thống, khi một phần diện tích tấm pin này bị che bóng; cả tấm pin đó sẽ bị ảnh hưởng. Thì với công nghệ chia đôi này, tấm pin sẽ hoạt động như hai tấm pin độc lập trong cùng một module. Việc này sẽ giúp giảm mạnh ảnh hưởng từ việc bị che bóng. Đây là yếu tố quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách giữa các dãy pin. Từ đó giảm chi phí các thiết bị ngoại vi như cáp điện, khung giàn. Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có diện tích lắp đặt khiêm tốn.
Hy vọng những thông tin được cung cấp có thể giúp cho bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp khi lắp đặt điện mặt trời.
Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình vui lòng truy cập website vioa.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.