Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới so với các hệ thống khác
Với nhiều ưu điểm vượt trội, hệ thống điện mặt trời hòa lưới ngày càng được sử dụng phổ biến và hiệu quả.
Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới so với các hệ thống khác
Để có được sự nhìn nhận và đánh giá khách quan nhất về ưu điểm của từng hệ thống điện mặt trời, bạn có thể xem qua bảng so sánh chi tiết sau:
Hệ thống Điện Mặt Trời hòa lưới | Hệ thống Điện Mặt Trời độc lập | Hệ thống Điện Mặt trời Hybrid | |
Linh kiện thiết bị |
|
|
|
Hiệu quả | Cao | Thấp | Trung Bình |
Chi phí đầu tư | Thấp | Trung Bình | Cao |
Hiệu quả kinh tế | Cao | Thấp | Trung Bình |
Thời gian hoàn vốn | Ngắn (3 – 5 năm) | Dài | Dài Nhất |
Dự phòng khi mất điện lưới | Thấp | Cao | Cao |
Chi phí bảo trì – Bảo dưỡng | Rất thấp | Rất Cao | Cao |
Tính ổn định của hệ thống | Cao | Thấp | Cao |
Khu vực phù hợp lắp đặt | Khu vực có điện lưới ổn định | Khu vực chưa có
điện lưới
|
Khu vực thường xuyên mất điện |
Có thể dễ dàng nhận thấy, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có nhiều ưu điểm cũng như thuận tiện hơn cả cho các hộ gia đình tại Thái Nguyên. Với hầu hết các khu vực đều có điện lưới ổn định, các hộ gia đình tại đây có thể dễ dàng lắp đặt cũng như sử dụng một cách hiệu quả nhất hệ thống điện này. Không chỉ vừa có thể chủ động sử dụng nguồn điện cho các thiết bị trong gia đình, chỉ khi thiếu hụt mới phải đưa điện lưới bổ sung vào, mà còn có thể bán lại phần điện năng thừa cho EVN.
Quy trình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới tại Vĩnh Thái
Bước 1: Cài đặt khung giá đỡ cho tấm pin năng lượng mặt trời
Sử dụng khung giá đỡ bằng nhôm để đảm bảo được độ chắc chắn cũng như độ bền trong quá trình sử dụng và gắn cố định vào mái nhà. Hướng khung giàn về phía Nam để các tấm pin quang điện có thể tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
Bước 2: Lắp ráp các tấm pin điện mặt trời lên khung giá đỡ
Kết nối khung giá đỡ với các tấm pin năng lượng mặt trời, đảm bảo sao cho tất cả các đai ốc và bu lông của mỗi tấm pin năng lượng mặt trời đều được cố định với khung giá đỡ.
Bước 3: Đấu nối hệ thống dây điện
Sử dụng đầu nối điện MC4 được sử dụng để kết nối với các tấm pin mặt trời. Có thể lựa chọn việc đi dây kiểu song song giúp duy trì điện áp của mỗi tấm pin hoặc kết nối một loạt các tấm pin để tăng điện áp, đủ công suất với số lượng tấm pin lớn.
Bước 4: Kết nối tấm pin năng lượng mặt trời với hệ thống Inverter
Kết nối dây dương của tấm pin năng lượng mặt trời với cực dương của Inverter, thực hiện tương tự với dây âm và cực âm. Hoặc có thể kết nối dây của bộ lưu điện và kết nối dây đầu ra với Inverter. Đầu ra của một chuỗi các tấm pin năng lượng mặt trời được kết nối với đầu vào của Inverter.
Bước 5: Kết nối bộ chuyển đổi Inverter với lưới điện
Cắm phích cắm vào bảng chuyển đổi nguồn chính, để Inverter có thể lấy năng lượng từ lưới điện. Dây đầu ra được kết nối với hệ thống cung cấp điện trong hộ gia đình.
Sử dụng thiết bị đo sáng để tính toán năng lượng dư thừa được tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời. Tương tự, kết nối dây dương từ thiết bị đo sáng với đầu cực dây và dây âm với đầu cực trung tính của hệ thống Inverter.
Bước 6: Khởi động Inverter và bắt đầu sử dụng hệ thống điện mặt trời
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, bật nguồn điện và bắt đầu sử dụng.
Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu điểm cũng như cách lắp đặt hệ thống này. Bên cạnh đó, những quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về các dự án điện mặt trời cũng như lắp đặt điện mặt trời hòa lưới tại các tỉnh thành Việt Nam vui lòng truy cập website www.vioa.vn, hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904.010.323. Sự tận tình trong khâu tư vấn và hỗ trợ của Vĩnh Thái sẽ làm bạn hoàn toàn hài lòng đấy.