Chi phí sản xuất điện mặt trời ngày càng rẻ nhờ sự phát triển công nghệ
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ vật liệu, chi phí sản xuất điện mặt trời ngày càng rẻ. Từ đó tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như hộ gia đình lắp đặt sử dụng.
Nhiều chia sẻ về chi phí sản xuất điện mặt trời tại tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” 2022
Đây là một sự kiện khoa học quan trọng trong khuôn khổ tuần lễ khoa học VinFuture. Buổi tọa đàm quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng khoa học, công nghệ từ khắp nơi trên thế giới.
GS Richard Henry Friend, Đại học Cambridge, Anh Quốc cho biết, sự phát triển của khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm nguồn năng lượng mới có giá rẻ hơn. Nếu khoảng 10 năm trước, loại năng lượng có giá rẻ nhất là điện than, điện hạt nhân và năng lượng gió. Thì hiện tại, điện mặt trời đã giảm chi phí nhanh chóng và vươn lên top đầu.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Statista, điện gió vẫn là nguồn năng lượng có chi phí rẻ nhất (53 USD/Megawatt giờ). Và điện mặt trời xếp ngay sau đó với mức chi phí chỉ 68USD/Megawatt giờ, rẻ hơn cả điện than và điện hạt nhân. Trong chỉ chỉ mới năm 2010, chi phí này vẫn còn ở mức 378 USD/Megawatt giờ; và được xem là loại hình năng lượng có chi phí sản xuất cao nhất.
Chi phí sản xuất điện mặt trời được dự đoán có thể tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới
Dưới sự phát triển của công nghệ vật liệu, chi phí sản xuất điện mặt trời đang không ngừng được giảm xuống. Dù theo hướng phát triển nào, chi phí này vẫn được dự đoán sẽ giảm tiếp từ 30 – 50% trong 10 năm tới.
Theo Giáo sư Sir Richard Henry Friend, sự thay đổi chóng mặt trên là nhờ sự phát triển của công nghệ. Các mô hình sản xuất lớn như trang trại pin mặt trời cũng tăng thêm lợi thế, giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Nhờ đó giảm bớt chi phí đáng kể cho việc lắp đặt, sử dụng.
Giáo sư Sir Kostya S. Novoselov – Đại học Manchester (Vương quốc Anh), chủ nhân giải thưởng Nobel Vật lý 20210 cũng đánh giá cao về tiềm năng của điện mặt trời trong tương lai.
“Tích năng và lưu trữ điện năng là những công nghệ quan trọng để có thể sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. Các công nghệ tích trữ năng lượng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Đặc biệt là với điện mặt trời.”
Các giáo sư nói gì về chi phí sản xuất điện mặt trời tại Việt Nam trong thời gian tới?
Điện mặt trời là nguồn năng lượng có thể triển khai linh hoạt với nhiều quy mô khác nhau. Từ trang trại, doanh nghiệp, nhà xưởng, cơ quan cho đến cả các hộ gia đình. Trong lĩnh vực điện mặt trời, có nhiều phương án khác nhau để giảm giá thành sản phẩm do sự đa dạng về các loại vật liệu. Ngoài các nhóm vật liệu hữu cơ, silicon hiện tại, các loại vật liệu mới cũng đang không ngừng được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên – GĐ Trung tâm Polyme và Chất rắn hữu cơ ĐH California, là chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ silicon và pin mặt trời. Theo giáo sư, nhiều nước như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Thụy Sĩ… đang chuyển dịch dần sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển điện mặt trời
Hoàn cảnh và điều kiện của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác nguồn năng lượng điện mặt trời này. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, dân số và nguồn lực con người mà có hướng chọn phát triển năng lượng gió, điện gió, điện mặt trời hay lưới điện thông minh khác.
“Với trường hợp của Việt Nam, nước ta có đường bờ biển dài, khu vực miền Trung nhiều nắng, gió. Đây là những lợi thế để tạo nên nguồn năng lực quốc gia.”
“Chìa khóa để các quốc gia phát triển mạnh năng lượng sạch là dựa vào cơ cấu nguồn đa dạng, chi phí sản xuất, quá trình rõ ràng. Đầu tư thuận lợi, hợp tác công tư và lối sống, hành vi của chính người dân.” GS Quyên nhận định.
Bên cạnh đó, giáo sư cũng chia sẻ về những nghiên cứu của mình. Tiêu biểu là Pin năng lượng mặt trời hữu cơ và “Ứng dụng việc sơn, phun vào kính, để giúp làm giảm mức tiêu thụ năng lượng cho các tòa nhà.
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh mới
Cũng trong buổi tọa đàm, PGS.TS Phạm Hoàng Lương, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng.”
Hiện lưới điện quốc gia Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt. Tuy vậy, quá trình chuyển dịch năng lượng là xu hướng toàn cầu. Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng đó. Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu bằng việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch và công nghệ phù hợp với bối cảnh mới là mục tiêu hàng đầu sắp tới.
Đến nay, nhiều tòa nhà sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái. Từ đó điều chỉnh linh hoạt nhu cầu phụ tải. Với nhiều dự án lớn được phê duyệt và bắt đầu triển khai; Việt Nam cho thấy tham vọng của mình trong lĩnh vực điện mặt trời và điện gió.
Để chuyển dịch hiệu quả hơn, Việt Nam đang nỗ lực tăng tỷ trọng năng lượng mặt trời trong lưới điện. Điện mặt trời và điện gió sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình phát triển sắp tới của Việt Nam.
Trên đây là những thông tin mới nhất về chi phí sản xuất điện mặt trời cũng như tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Công nghệ cao, chi phí sản xuất ngày càng rẻ; điện mặt trời vẫn là một nguồn năng lượng sạch đáng giá để đầu tư.
Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới vui lòng truy cập website vioa.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.