Điện mặt trời Việt Nam dự kiến đạt 18.590 MW vào năm 2030

Trước sự phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời tại Việt Nam, Bộ Công thương đã có báo cáo, cũng như định hướng phát triển cho nhóm năng lượng tái tạo này.

Các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có sự tăng trưởng cao

Đầu năm 2021, Bộ Công thương đã có báo cáo số 84/BCT-ĐL gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình rà soát; cũng như quy hoạch các dự án điện mặt trời trên cả nước.

Tính đến thời điểm báo cáo, cả nước có 172 dự án điện mặt trời được phê duyệt bổ sung. Quy mô công suất là 19.079 MWp, tương đương khoảng 15.260 MWac. 43 dự án không được áp dụng giá FIT sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá. Hoặc cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng (cơ chế DPPA).

Ngoài các dự án đã được quy hoạch và báo cáo Chính phủ, Việt Nam hiện còn 351 dự án đang đề xuất, tổng công suất là 9.500 MWp. 

Thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có sự tăng trưởng cao

Tiềm năng phát triển dự án điện mặt trời cho từng khu vực

Những khu vực có bức xạ tốt nhất Việt Nam hiện nay là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Trung bình mỗi năm các khu vực này có khoảng 1.726 đến 1.910 giờ nắng. Khả năng giải tỏa công suất dự án được đánh giá là rất lớn. Cụ thể, khu vực Tây Nguyên có thể phát triển tối đa 2.126 MW, Đông Nam Bộ là 1.980 MW; và Tây Nam Bộ là 1.112 MW.

Các tỉnh thành khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ có bức xạ trung bình của cả nước. Hiện khu vực này đã hoàn thành thẩm định 26 dự án. Tổng công suất là 2.093 MWp và có khả năng giải tỏa thêm 789 MW .

Tuy nhiên, lưới điện tại các tỉnh thành Nam Trung Bộ lại khó có khả năng giải tóa thêm. Nguyên nhân chủ yếu là do đã đầy tải. Thậm chí một số phần tử trên lưới điện còn quá tải.

Định hướng về điện mặt trời Việt Nam đến năm 2030

Dựa trên tính toán khả năng giải tỏa công suất, Bộ Công thương đã đưa ra danh mục đề xuất quy hoạch 54 dự án. Tổng quy mô công suất của các dự án này là gần 7.110 MWp. Đây sẽ là cơ sở cho quá trình triển khai thực hiện cơ chế đấu thầu, đấu giá, hoặc DPPA. Đồng thời, 14 công trình lưới điện truyền tải cũng được đề xuất bổ sung.

Đến năm 2030, dự kiến cơ cấu điện mặt trời của Việt Nam sẽ đạt 18.590 MW theo kịch bản phụ tải cơ sở. Nếu dựa theo kịch bản phụ tải cao, con số này sẽ rơi vào khoảng 19.090.

Thời gian tới, các dự án tại khu vực còn khả năng giải tỏa công suất sẽ được Bộ công thương ưu tiên xem xét. Bên cạnh đó là các dự án điện mặt trời nổi, không chiếm hoặc hạn chế chiếm diện tích đất; dự án có nhà đầu tư lưới tải điện; hoặc đầu tư thêm hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS – Energy Storage System).

________________

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời chuyên nghiệp giá tốt vui lòng truy cập website vioa.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"

bedava bonus veren siteler

Gọi ngay