Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cần lưu ý những gì?
Để việc lắp đặt cũng như sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái được diễn ra suôn sẻ cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất, các hộ gia đình nên lưu ý một số vấn đề cần thiết.
Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cần lưu ý những vấn đề gì?
Xác định mục đích sử dụng:
Khi lắp đặt và sử dụng điện mặt trời, bạn sẽ thu được hai lợi ích kinh tế chính: một là giảm hóa đơn tiền điện mỗi tháng, và hai là có thể bán lại phần điện dư thừa cho EVN. Tuy nhiên, tùy theo mục đích chính của bạn nghiêng về lợi ích gì mà sẽ lựa chọn loại pin cũng như quy mô hệ thống khác nhau.
Ngân sách dự kiến:
Việc xác định và dự trù ngân sách sẽ chi trả cho việc thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời luôn là cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn có cơ sở để cân nhắc về loại hệ thống, số tấm pin cũng như loại pin mặt trời sẽ sử dụng.
Vị trí lắp đặt:
Lựa chọn vị trí lắp đặt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động cũng như lượng điện năng thu được mỗi ngày của hệ thống. Thông thường các hộ gia đình thường lựa chọn lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, nơi hứng được nhiều ánh sáng nhất, có ít vật cản hoặc bóng che.
Lựa chọn loại hệ thống điện mặt trời:
Có 3 hệ thống điện mặt trời đang được đưa vào sử dụng hiện nay, bao gồm hệ thống điện mặt trời hòa lưới, hệ thống độc lập và hệ thống Hybrid. Tùy theo điều kiện cũng như tình hình của khu vực bạn đang sinh sống mà có thể xem xét, đánh giá xem đâu là loại hệ thống phù hợp nhất.
Lựa chọn loại pin mặt trời:
3 loại pin mặt trời đang được lưu hành trên thị trường hiện nay là pin Mono, pin Poly và pin màng mỏng. Trong đó pin Mono và pin Poly là phổ biến nhất. Việc lựa chọn loại pin này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế cũng như mức độ được chiếu sáng của vị trí lắp đặt.
Lựa chọn đơn vị thi công lắp đặt uy tín, đảm bảo chất lượng hệ thống cũng như có mức giá thành phù hợp.
Quy trình lắp đặt một hệ thống điện mặt trời tiêu chuẩn
Mỗi một doanh nghiệp, đơn vị thi công lắp đặt điện mặt trời áp mái sẽ có một quy trình chuyên biệt. Mỗi quy trình đều sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Khảo sát, lắp đặt, hệ thống điện năng lượng mặt trời
Các vấn đề cần khảo sát bao gồm:
– Vị trí lắp đặt: diện tích mái nhà và độ chịu lực tốt
– Hướng nắng
– Vị trí lắp pin khi nắng sáng và chiều có bị đổ bóng không.
– Đường vận chuyển vật tư lên mái nhà
– Đường đi dây điện.
– Vị trí lắp Inverter và tủ điện.
– Vị trí đồng hồ điện
Bước 2: Tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống
– Vận chuyển vật tư lên mái nhà
– Lắp khung và pin mặt trời theo kế hoạch đã được thống nhất trước đó.
– Đi đường dây điện
– Lắp Inverter và tủ điện
Bước 3: Kiểm tra, vận hành hệ thống
– Kiểm tra trực tiếp bao gồm các thao tác như xem thông tin trên LCD, đo điện áp trên các CB AC và DC, theo dõi từng tấm pin và xem độ bám bẩn để tiến hành vệ sinh, bảo trì…
– Kiểm tra gián tiếp thông qua app trên điện thoại hoặc trên website
Bước 4: Bảo trì, bảo hành hệ thống điện mặt trời áp mái
– Kiểm tra tủ điện, kiểm tra Inverter sau vài tháng sử dụng có bị sự cố gì không, khắc phục kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
– Kiểm tra các tấm pin mặt trời có bị bám bẩn nhiều không, có hiện tượng nứt mặt kính hay cháy cell pin không để tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về các dự án điện năng lượng mặt trời cũng như lắp đặt điện mặt trời hòa lưới tại các tỉnh thành Việt Nam vui lòng truy cập website www.vioa.vn, hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323. Sự tận tình trong khâu tư vấn và hỗ trợ của Vĩnh Thái sẽ làm bạn hoàn toàn hài lòng đấy.