Cách tính sản lượng điện mặt trời

Trước tiên bạn cần biết cách tính sản lượng điện mặt trời. Từ đó tính ra công suất lắp đặt. Từ công suất lắp đặt tính xem diện tích mái cần thiết để kiểm tra lại sự phù hợp với hiện trạng công trình của mình.

Kết quả cuối cùng của chuỗi phép tính này là chính xác công suất của hệ điện mặt trời mà bạn muốn đầu tư.

tóm tắt cách tính công suất lắp đặt của hệ điện mặt trời

Cách tính công suất lắp đặt hệ điện mặt trời

Cách tính sản lượng điện mặt trời

Công thức tính sản lượng điện của hệ điện mặt trời như sau

E = A * r * H * f

Trong đó:

  • E là sản lượng của hệ điện mặt trời tính trung bình theo ngày, tháng, hoặc năm (kWh)
  • A là tổng diện tích của tấm pin mặt trời (m2).
  • r là hiệu suất của tấm pin mặt trời (%)
  • f là hệ số tổn thất do chuyển đổi từ điện 1 chiều thành xoay chiều khi qua biến tần, tổn thất trên đường dây dẫn điện, do bụi bẩn, thời tiết,…Hệ số này từ 0,5 đến 0,9 và thường được lấy bằng 0,75.
  • H là cường độ bức xạ ánh mặt trời tính trung bình theo ngày, tháng hoặc năm (kWh/m2)

Với r= q*n/ (a*n*1000) – trong đó : q là công suất 1 tấm pin, a là diện tích 1 tấm pin, n là số lượng tấm pin trong hệ. Thì A*r = (a*n)*(q*n)/(a*n*1000) = q*n/1000= Q – là công suất của cả hệ pin mặt trời với đơn vị là kWp. Như vậy, công thức tính sản lượng điện mặt trời có thể viết lại như sau:

E= Q * H * f

Cách tính công suất lắp đặt điện mặt trời

Công suất lắp đặt được xác định bằng công thức sau : E=W

Trong đó:

  • E là sản lượng điện mặt trời được tính toán ở phần trên.
  • W là lượng điện tiêu thụ của các thiết bị tải (kWh). Từ nguyên lý hoạt động của các loại hệ điện mặt trời, chúng ta xác định được lượng điện thiêu thụ của thiết bị tải W như sau:

Đối với hệ điện mặt trời hòa lưới hoặc hỗn hợp

Với dạng hệ này, các thiết bị dùng song song điện mặt trời và điện lưới. Điện mặt trời được ưu tiên dùng trước. Mặt khác, điện mặt trời chỉ sản sinh ra khi có ánh sáng mặt trời hay nói cách khác là vào buổi ngày. Do đó, bạn cần ước lượng được lượng điện ban ngày bạn sử dụng hiện tại là bao nhiêu. Lượng điện này sẽ được hệ điện mặt trời cung cấp, về cơ bản bạn sẽ không cần dùng điện lưới vào buổi ngày nữa và lượng điện này chính bằng W. Bạn cũng có thể tính toán để lắp đặt nhiều hơn hoặc ít hơn lượng điện cần tiêu thụ vào ban ngày vì về cơ bản các thiết bị luôn có điện lưới bổ sung khi thiếu và tiếp nhận điện dư khi thừa.

Đối với hệ điện mặt trời độc lập

Với dạng hệ này, các thiết bị dùng hoàn toàn bằng điện mặt trời. Do đó, bạn cần tính tổng lượng điện cần cung cấp cho tất cả thiết bị cả ngày lẫn đêm. Đây chính là W. Ngoài ra, đối với hệ độc lập, bạn cũng cần tính toán thêm công suất của bộ lưu trữ điện sao cho phù hợp.

Sau khi xác định được W, đưa vào công thức tính sản lượng điện mặt trời phía trên ta có:

W = Q * H * f,

Suy ra công suất hệ điện mặt trời cần lắp đặt Q = W / ( H * f )

Diện tích mái cần thiết để lắp đặt điện mặt trời

Đối với trường hợp lắp các tấm pin mặt trời sát nhau trên hệ khung đỡ, diện tích mái cần thiết để lắp đặt chính bằng tổng diện tích của tất cả các tấm pin mặt trời.

Đối với trường hợp lắp pin mặt trời áp mái ( liên kết tấm pin sát với mái đối với trường hợp mái tôn), do cần phần đường công vụ để thi công cũng như bảo trì, sửa chữa sau này nên diện tích mái cần sẽ lớn hơn. Theo kinh nghiệm, để lắp đặt 1kW cần khoảng 6m2 mái.

điện mặt trời mái nhà

Lắp đặt điện mặt trời Vĩnh Thái

Đến đây bạn hoàn toàn có thể tính toán công suất, diện tích mái phù hợp từ đó tự đưa ra cách tính sản lượng điện mặt trời thu được và quyết định có nên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hay không.

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời vui lòng truy cập website vioa.vn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0904 010 323 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay